Tháp giải nhiệt là thiết bị quan trọng trong các nhà máy sản xuất với nhiệm vụ giảm tải nhiệt độ trong động cơ, phát sinh khi dây chuyền hoạt động.
Trước khi lắp đặt tháp giải nhiệt các đơn vị cần lưu ý
– Khoảng cách từ tường đến vách của tháp phải lớn hơn chiều cao của tháp.
– Khi đặt 3 tháp thành hình tam giác cần chú ý khoảng cách giữa các tháp phải lớn hơn ½ đường kính của tháp.
– Khi đặt các tháp liền nhau thì khoảng cách giữa hai tháp phải lớn hơn 1/3 đường kính của tháp hạ nhiệt.
– Tháp tản nhiệt phải được đặt cân bằng, không được đặt nghiêng để tránh hiện tượng phân tán nước không cân đối. Đồng thời, phía chân đế cần lắp đặt thiết bị chống ồn để giảm hiện tượng chấn động đồng loạt hệ thống.
– Đường ống vào ra của tháp phải đi thẳng, không đi lên hoặc đi xuống. Ngoài ra, hãy kiểm tra kĩ hệ thống đường ống dẫn nước hoặc chậu tháp xem chúng có bị nứt hoặc gặp vấn đề gì không.
– Đường kính ống vào và ra phải tuân theo tiêu chuẩn đầu ra và vào của tháp làm mát. Do đó, khi lắp đặt hệ thống đường ống, bạn nên có một lối đi để phục vụ cho việc bảo trì sau này.
– Bơm tháp phải được đặt thấp hơn hoặc bằng với độ cao của tháp.
– Vị trí đặt tháp phải ngang bằng hoặc cao hơn bình ngưng tụ. Nếu đặt ngược lại thì khi tắt máy, một lượng nước lớn sẽ dội về tháp gây va đập thủy lực.
– Không lắp tháp quá gần tường, nếu không sẽ dễ hỏng tháp và gây rong rêu trên tường.
Khi sử dụng tháp giải nhiệt: Vệ sinh tháp sạch sẽ
– Bước 1: Tắt máy bơm để tiến hành bảo trì
– Bước 2: Giữ lại một lượng nước nhất định trong tháp để hòa tan lượng hóa chất tẩy rửa. Lưu ý, người sử dụng hóa chất tẩy rửa cần đảm bảo am hiểu về hóa chất cũng như nồng độ sử dụng để tránh nguy hại đến tháp. Đồng thời phải đảm bảo an toàn lao động khi sử dụng hóa chất để tránh tình trạng bị bỏng, đổ hoặc tràn ra ngoài gây hư hại đến các thiết bị khác. Sau khi đổ hóa chất vào tháp thì bạn mở các vấn cần thiết trong tháp và đường ống. Tiếp đó, bật bơm nước lên để hóa chất có thể chạy tuần hoàn trong ống và tháp giúp tẩy rửa hết các chất bẩn cũng như cặn canxi, magie,…
– Bước 3: Xả hóa chất. Chú ý khi xả phải cho hóa chất trung hòa với chất tẩy rửa trước khi xả nước ra môi trường để đảm bảo không ảnh hưởng xấu đến môi trường. Bạn cho nước chạy tuần hoàn trong đường ống, đồng thời xả toàn bộ hóa chất trên đường ống, rồi dùng quỳ tím để thử độ PH của nước xả, nếu nước xả trung tính thì hệ thống đã đảm bảo yêu cầu.
– Bước 4: Tháo rời các ống phân phối nước để vệ sinh sạch sẽ các chất bẩn, rong rêu,..sau đó lắp đặt lại đường ống đúng như lúc ban đầu.
– Bước 5: Sau 6 tháng sử dụng liên tục, bạn cần bảo dưỡng tháp giải nhiệt bằng cách thay dầu hoặc vệ sinh hệ thống. Đồng thời thường xuyên kiểm tra mức dầu trên tháp để đảm bảo lượng dầu không bị hao hụt, nếu cần thì nên bổ sung ngay, để ý xem dầu có bị cô đặc không, nếu có thì phải thay dầu mới.
– Bước 6: Kiểm tra hệ thống điện nhằm đảm bảo an toàn, tránh xảy ra cháy nổ, chập điện trong quá trình sử dụng.
– Bước 7: Vệ sinh sạch sẽ các thiết bị để đảm bảo tháp luôn sạch sẽ, không rêu mốc, bụi bẩn…
Nội dung được tham khảo từ các chuyên gia.